Răng bị sâu thì hàn trám răng sẽ là một giải pháp giúp giảm
đau nhức và khôi phục khả năng ăn nhai một cách hiệu quả. Khi thực hiện
cần tuần theo một quy trình hàn răng sâu nhất định và đúng kỹ thuật thì mới phát huy hiệu quả, nếu không lớp trám rất dễ bị bong và khả năng tái sâu răng cao.
Bệnh sâu răng là gì?
Sâu
răng là quá trình tiêu huỷ tổ chức cứng của răng mà nguyên nhân cơ bản
là do vi khuẩn trong môi trường miệng phân huỷ các thành phần thức ăn,
đặc biệt là chất đường, bám trên bề mặt răng, tạo nên môi trường acid
làm phá huỷ các mô răng. Sâu răng xảy ra ở cả răng sữa và răng vĩnh
viễn, có thể xảy ra ở tất cả các răng nhưng thường gặp nhất là răng hàm
với sâu mặt nhai và sâu thân răng. Sâu răng tiến triển qua nhiều giai
đoạn, biểu hiện ở nhiều mức độ, làm ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai. Nếu
không được điều trị sớm, sâu răng có thể phát triển gây viêm tuỷ, viêm
quanh cuống răng hoặc áp xe ổ xương hàm rất nguy hiểm.
|
Hàn trám răng sâu là phương pháp phổ biến nhất |
Thế nào là hàn trám răng sâu?
Hàn
trám răng sâu
là phương pháp thường được áp dụng nhiều nhất để khắc phục tình
trạng sâu răng hiệu quả. Chất liệu trám sẽ được hàn thật chắc vào răng,
vá vào chỗ khuyết của răng nhằm tái tạo lại hình dáng của răng, ngăn
không cho vi khuẩn hoặc các tác nhân bên ngoài như nhiệt độ, hoá chất
tấn công, huỷ hoại tuỷ răng, giúp khôi phục chức năng ăn nhai của răng
cũng như là giá trị thẩm mỹ.
Trám răng tuy không phải là cách điều
trị tình trạng răng sâu hoàn toàn nhưng để khắc phục răng sâu một cách
hiệu quả nhất thì một quy trình đúng kỹ thuật với tay nghề và trình độ
của bác sỹ sẽ có ý nghĩa quyết định bên cạnh việc sử dụng vật liệu trám.
Quy trình hàn răng sâu
Quy trình hàn răng sâu
tại Nha khoa Sài Gòn được thực hiện theo công nghệ Laser Tech - thế hệ
laser Nha khoa 4.0 theo quy trình chuẩn của Hoa Kỳ do Bệnh viện Răng hàm
mặt Forsyth trực tiếp chuyển giao với 4 bước cơ bản như sau:
Bước 1: Thăm khám và tư vấn
Đầu
tiên, bác sỹ sẽ tiến hành thăm khám tổng quát khoang miệng và cho chụp
tia X để xem lỗ sâu ăn vào trong răng đến mức độ nào hay chỉ mới chớm
sâu để có phác đồ điều trị răng sâu thích hợp. Sau khi đã thăm khám tổng
quát, bác sỹ sẽ tiến hành vệ sinh răng miệng để quá trình trám đạt được
hiệu quả tối đa nhất.
Bước 2: Gây tê, giảm ê buốt
Hàn
răng sâu ít nhiều cũng gây nên tình trạng ê buốt trong thao tác làm
sạch mô răng bệnh, do đó trước khi hàn trám, bác sỹ sẽ tiêm thuốc gây tê
cục bộ để giúp giảm ê buốt, đau nhức tối đa, tạo cảm giác dễ chịu cho
bệnh nhân trong khi điều trị.
Bước 3: Nạo sạch vết sâu
Nạo
sạch vết sâu là một thao tác bắt buộc trước khi trám bít chỗ sâu bằng
chất liệu nha khoa. Bằng thiết bị chuyên dụng, bác sỹ sẽ nạo vét phần bị
sâu trên răng, loại bỏ hoàn toàn các mô răng bệnh để ngăn chặn sự phát
triển của vết sâu răng, không để tồn lại mầm bệnh sau khi điều trị.
Bước 4: Hàn lỗ răng sâu
Chất
trám khoa là composite hoặc amalgam sẽ được đưa vào từng lớp một cách
từ từ để tái tạo vùng khuyết của mô răng, sau đó các lớp chất trám sẽ
được đông cứng lại bằng phản ứng polimer hóa từ các hạt monomer dưới tác
dụng của ánh sáng Laser gọi là phản ứng quang trùng hợp. Chất liệu hàn
trám được bít đầy vào chỗ rỗng sau khi nạo phần bị sâu, hàn chắc để
không có chỗ trống cho thức ăn và vi khuẩn “lưu trú” gây sâu răng trở
lại.
|
Răng sâu được khôi phục về hình dạng và chức năng |
Bác sĩ sẽ dùng mũi khoan để tạo hình xoang trám thích hợp cho từng loại vật liệu trám và
trám răng.
Sau khi tạo hình xoang trám, bác sĩ sẽ lấy dấu răng, đổ mẫu hàm và gửi
đến labo. Các kỹ thuật viên tại labo sẽ điêu khắc và làm ra miếng trám
một cách thật chính xác. Sau đó ở lần hẹn kế tiếp bác sĩ sẽ thử và gắn
miếng trám vào răng bằng vật liệu dán dính. Phương pháp này thường mất
tối thiểu là 2 buổi hẹn hoặc mất nhiều thời gian hơn tùy thuộc vào từng
trung tâm nha khoa.
Bác sĩ Nha khoa Sài Gòn sẽ trực tiếp giải đáp những thắc mắc của bạn liên quan đến
quy trình hàn răng sâu cũng như các vấn đề răng miệng khác, do đó, nếu có bất kỳ băn khoăn nào thì bạn đừng ngần ngại liên hệ với Nha khoa Sài Gòn
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét