Sâu răng là tình trạng răng miệng thường gặp do vi khuẩn gây
nên khi vệ sinh răng miệng không tốt. Hàn răng thường được chỉ định
trong các trường hợp điều trị răng sâu. Vậy vì sao cần hàn răng sâu và
công nghệ nào giúp hàn răng sâu đạt được hiệu quả tốt nhất?
Vì sao cần hàn răng sâu?
Răng sâu
là bệnh lý liên quan đến việc mất mô răng do vi khuẩn gây nên. Các vi
khuẩn có hại xâm nhập vào răng, phân hủy các chất đường tạo thành axit
ăn mòn răng, tạo ra các lỗ sâu. Nếu tình trạng sâu răng càng phát triển
sẽ lan tới tủy gây viêm tủy. Một khi tủy bị viêm mà không được điều trị
có thể gây nên tình trạng áp xe hoặc viêm ổ xương răng, nguy hại cho sức
khỏe răng miệng và có thể bị rụng răng.
- Tại sao cần hàn răng sâu – Răng sâu chủ yếu do vi khuẩn gây nên
Hàn
răng sâu là cách dùng vật liệu trám bít vào chỗ răng sâu nhằm tái tạo
lại hình dáng cho răng cũng như hạn chế những xâm nhập có hại trở lại
của vi khuẩn gây sâu răng. Thực chất thì hàn răng không phải là cách
điều trị chỗ răng sâu triệt để nhưng là cách phổ biến giúp hạn chế tình
trạng sâu răng tối đa, đảm bảo ăn nhai và thường áp dụng cho những lỗ
sâu nhỏ. Với trường hợp sâu ở mức độ lớn nhưng còn giữ được một phần
răng thì tốt nhất nên đi bọc sứ để bảo tồn răng.
Quy trình hàn răng sâu diễn ra như thế nào?
Quy trình
hàn răng sâu
diễn ra trước tiên bằng thao tác nạo sạch vết sâu. Đây là một bước cơ
bản bắt buộc nhằm làm sạch những mầm mống vi khuẩn gây sâu răng, hạn chế
sự phát triển trở lại của vi khuẩn sau khi trám gây sâu răng hoặc kích
ứng đến tủy. Thao tác này càng được thực hiện kỹ với kỹ thuật tốt thì
càng giúp cho hàn trám được kết quả cao.
Sau khi vết sâu được làm
sạch thì chất trám khoa được đưa vào từng lớp một cách từ từ để tái tạo
vùng khuyết của mô răng, sau đó các lớp chất trám sẽ được đông cứng lại
bằng phản ứng polimer hóa từ các hạt monomer dưới tác dụng của ánh sáng
Laser gọi là phản ứng quang trùng hợp trong khoảng thời gian ngắn là
20-40 giây. Cuối cùng bác sỹ sẽ tiến hành đánh bóng chỗ trám để đảm bảo
thẩm mỹ cũng tạo sự thoải mái không cộm cấn khi ăn nhai.
Đây là
thao tác trám trực tiếp với chất liệu composite hoặc amalgam. Với kỹ
thuật trám gián tiếp Inlay/Onlay thì bác sỹ sẽ tạo xoang trám trước tiên
và tiến hành lấy dấu răng và gửi về labo để chế tạo miếng trám. Sau khi
miếng trám được đúc thì sẽ được gắn vào xoang trám đã sửa soạn sẵn.
Loại trám này không chỉ lấp đầy phần răng bị mất do sâu mà còn giúp nâng
đỡ tốt phần răng còn lại.
Hàn trám răng sâu theo phương pháp nào?
Le.Max
là phương pháp giúp cho hàn trám đạt được hiệu quả tối ưu nhất và được
coi là sáng tạo tân tiến nhất của Hoa Kỳ hiện nay trong lĩnh vực hàn
trám. Công nghệ mới giúp hạn chế xâm lấn tối đa đến cấu trúc răng, không
tác động đến men răng và hoàn toàn không gây ê buốt cho răng trong quá
trình hàn trám.
- Hàn trám cần đòi hỏi kỹ thuật để vết trám bền chắc nhất
Le.Max
giúp tạo ra các chân bám cho chất liệu tại vị trí cố định trên mô răng,
không bị co kéo hay bong trượt khi bị kích thích nóng lạnh, tránh tình
trạng khoang rỗng sau khi đông cứng chất trám làm bật chân bám gây bong
chất liệu. Dưới tác dụng của đèn laser, chỗ trám có độ bền khá cao, gần
như ngà răng thật nên đảm bảo ăn nhai tốt, không bị cộm vướng. Chỗ trám
có tính thẩm mỹ tự nhiên cao, không bị lộ khi giao tiếp.
Mọi thông tin có liên quan đến vì sao cần hàn răng sâu hoặc mức chi phí hàn trám răng, bạn có thể liên hệ với
Nha khoa răng hàm mặt Sài Gòn để được các bác sỹ tư vấn chi tiết.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét